Nấu nước bằng lò vi sóng có nguy hiểm không

Nấu nước bằng lò vi sóng có an toàn không. Vậy làm sao để nấu nước bằng lò vi sóng cho an toàn. Đây làn những thắc mắc của nhiều độc giả gởi đến chúng tôi. Dưới đây là dẫn chứng một số câu hỏi.

– Tôi thường để cốc cafe trong lò vi sóng hâm nóng, thậm chí tôi còn đun nước bằng thiết bị này để pha sữa cho con. Vài ngày gần đây trên mạng xã hội tôi có đọc thông tin thấy hiểm họa khôn lường từ việc làm này. Tôi đang rất hoang mang không biết đúng hay sai. Mọi người có ai biết gì về việc này xin hãy chia sẻ, nếu hiểm họa thật thì lý giải khoa học nào để chứng minh điều đó?

– Giải thích điều này thực ra việc nấu nước bằng lò vi sóng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng khi nấu nước bằng lò vi sóng chúng ta cần chú ý một vài thông tin sau.

– Nước hoặc chất lỏng khi đun trong lò vi sóng có thể (mình nói đây là “có thể” nhé! không có nghĩa là 100%) bị hiện tượng mà mình tạm dich là siêu nóng (superheating) khi chúng được đun trong lò vi sóng. Một số điều kiện làm dẫn đến hiện tượng này là khi:

1/ Các vật chứa/ cốc có bề mặt tiếp xúc với nước/ chất lỏng quá nhẵn.

2/ Khi lượng nước/ chất lõng bị đun quá lâu so với thời gian được khuyến nghị từ nhà sản xuất.

3/ Bỏ các chất khác như cà phê…. vào ngay sau khi lấy ra khỏi lò vi sóng. (Đôi khi nó cũng xãy ra khi ta bỏ dụng cụ khuấy vào)

Để tránh hiện tượng superheating như nói ở trên, các bạn nên:

1/ Đặt một cái que/ muỗng phi kim loại vào trong cốc/ vật chứa. (việc này nhằm tạo điều kiện để tạo nên các bọt khí khi nước sôi —> giữ cho chất lõng trong ngưỡng nhiệt độ sôi).

2/ Tránh đun nước lâu hơn thời gian khuyến nghị so với lượng nước/ chất lỏng được đun.

3/ Dùng một vật khác chạm vào thành ngoài của vật chứa/ cốc vài lần nhằm làm tãng bớt nhiệt của chất lõng/ nước đun.

4/ Dùng kẹp/ gắp dài nhằm tránh xa vật chứa/ cốc (trong trường hợp chất lõng/ nước bùng lên thành dạng hơi gây bỏng).

5/ Và cuối cùng là tránh xa cái… mặt bạn ra để bảo toàn dung nhan nếu xảy ra sự cố.

Mình dùng cụm từ “chất lỏng” để mở rộng phạm vi các bạn cần quan tâm, tuy nhiên khi các chất lỏng mà có chứa tạp chất thì hiếm khi xảy ra hiện tượng superheating. Thế nên ngược lại, thì các bạn phải cẩn trong hơn khi đun nước lọc/ nước chưng cất trong lò vi sóng nhé!
nếu ta đun sôi hơn 1 độ C so với nhiệt độ sôi (101 độ C) thì thể tích hơi nước tạo ra sẽ bằng 3 lần thể tích nước bạn đun nếu xảy ra hiện tượng superheating. 1 lít nước sẽ tạo ra 3 lít hơi nước nóng.

Xếp hạng dịch vụ

Đăng ký theo dõi
Thông báo khi
guest

0 Phản hồi
Inline Feedbacks
View all comments
Bấm gọi ngay - 0901.351.380