Lắp đặt máy đúng kĩ thuật
Đây có thể là việc của các kĩ thuật viên chuyên lắp máy của các hãng bán đồ gia dụng. Tuy nhiên, mỗi khi di chuyển nhà hay sắp đặt lại đồ đạc, bạn cần chú ý các vấn đề sau để tránh các sai sót trong việc lắp ráp gây ra.
Đặt máy giặt vào những nơi có bề mặt bằng phẳng. Chỉnh cho máy đứng thật cân và chắc chắn bằng cách điều chỉnh các chân máy giặt. Như thế, trong quá trình sử dụng, máy không bị rung, không gây ra tiếng ồn cũng như không gây tổn hại đến các thiết bị đang vận hành trong máy. Cần tránh để máy giặt sát tường, do khi hoạt động, máy có thể va chạm vào tường làm hư hỏng máy và phải sua may giat nếu xãy ra rủi ro.
Để máy ở những nơi không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhằm tăng tuổi thọ cho máy. Máy giặt cũng cần đặt xa nhà bếp để máy không bị dính dầu mỡ khiến vỏ máy có thể bị tổn hại.
Nên đặt máy giặt gần với nguồn điện và gần với đường cấp nước, nước thải. Tuy nhiên, khi đặt cạnh nguồn nước và chỗ thải nước, bạn cần nối ống cấp/thoát nước sao cho không để nước tràn vào khu vực để máy, phòng hờ chập điện hay gây rỉ sét cho máy. Nên lắp thêm một cầu dao trước ổ cắm điện của máy để tránh điện giật khi cắm điện. Mỗi lần sử dụng chỉ việc bật – tắt cầu dao là xong.
Không nên để máy giặt ở nơi ẩm ướt, có thể gây ra chập điện cũng như nhanh chóng bị rỉ sét
Giặt đúng cách
Nhiều loại máy giặt có chế độ giặt thích hợp với từng loại vải, chất liệu quần áo. Người sử dụng cũng nên chú ý đến điều này để chiếc máy giặt phát huy tối đa tác dụng của mình. Thông thường, ta nên phân loại đồ cần giặt thành các loại có tính chất như nhau để có thể giặt cùng một chế độ. Với mỗi loại, ta cần chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải như tơ tằm thích hợp với chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa; với các loại jean và kaki thì mới nên chon chế độ giặt mạnh. Về thời gian, với chất liệu quần áo dạng sợi tổng hợp, lông hay tơ nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; Nếu quần áo quá bẩn, bạn có thể giặt từ 10-12 phút. Đưa ra thời gian giặt hợp lí vừa tiết kiệm điện vừa tăng tuổi thọ của cả quần áo lẫn máy giặt.
Nếu quần áo quá bẩn, trước khi cho vào máy giặt, ngâm quần áo bẩn trong nước khoảng 20 phút, chà trước các chỗ bẩn rồi hãy cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của máy và quần áo ở chế độ tiết kiệm là 20:1. Không nên cho đồ dính xăng dầu vào máy để giặt, điều này có thể gây hư máy và ảnh hưởng đến các quần áo khác. Kiểm tra không để có vật kim loại trong quần áo khi cho vào máy giặt. Sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn rồi giặt tiếp vì ở các chế độ xả máy không thể tự vắt được, làm chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài.
Nếu giặt bằng nước ấm, nên chọn nhiệt độ khoảng 40 độ. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo, tẩy sạch vết bẩn, đồng thời chất bẩn sẽ bong ra khỏi vải. Các loại quần áo có đính kim tuyến, nilông và các sợi vải tổng hợp cần thêm lưới giặt nilông có bán ngoài thị trường để bảo vệ quần áo. Với quần áo bằng len, có xơ vải thì nên lộn trái để giặt.
Hiểu rõ chất liệu quần áo sẽ giúp việc giặt hiệu quả hơn
Kiểm tra và vệ sinh thường xuyên lưới lọc van cấp nước, lưới lọc xơ vải, kiểm tra và vệ sinh vỏ máy bơm, không để lọt các vật khác vào trong. Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng bột giặt và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, bột giặt và nước sẽ trào ra ngoài. Vì thế, sau mỗi lần giặt, nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.
7 bệnh của máy giặt có thể “tự xử” tại gia
Thỉnh thoảng, máy giặt bỗng trở chứng và bạn đôi khi bực bội vì công việc gián đoạn, thợ sửa máy đến trễ…. Và, không ít người ồ lên khi chỉ cần vài phút với một số thao tác đơn giản, máy lại vận hành như chưa hề có gì xảy ra. “Tưởng gì chứ zậy thì tui sửa cũng được”. Tất nhiên rồi, bạn hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra và sửa chữa máy giặt trong một số sự cố thông thường đấy!
Khi nước không chảy ra khỏi ống xả, mặc dù bạn đang để máy ở chế độ chảy tràn. Nguyên nhân có thể là bạn đã cài đặt mức nước thấp hơn bình thường, hoặc áp suất nước đã thấp hơn bình thường. Bạn chỉ cần cài đặt mức nước lại cho thích hợp và điều chỉnh lại tỉ lệ cấp nước, mức chuẩn là 15lít/phút.
Máy giặt bỗng “tắt tịt”: Trong trường hợp máy không hoạt động, đừng vội hoảng hốt. Thử bình tĩnh kiểm tra xem đã thực hiện đúng qui trình giặt chưa, bạn đã nhấn công tắc nguồn POWER SWITCH và nút khởi động START/PAUSE chưa. Thử làm lại 1 lần nữa. Nếu máy vẫn im thin thít, kiểm tra lại dây dẫn có tiếp xúc với nguồn điện chưa. Có thể máy giặt không hỏng mà chính nguồn điện bị hỏng đấy!
Nước không chảy vào thùng giặt, thùng vắt: Hãy kiểm tra xem vòi cấp nước đã mở chưa, kiểm tra lại nguồn cấp nước. Cũng có thể do lưới kim loại ở ngõ nước vào đã bị nghẽn. Nếu vậy, chỉ cần tháo ống cấp nước ra khỏi máy và dung bàn chải chà sạch tấm kim loại là xong.
Bột giặt còn dính trên quần áo: Có thể do bạn cho nhiều bột giặt hơn qui định, hoặc cho quá nhiều quần áo nên máy không thể đảo quần áo. Cũng có thể do nguồn nước không đủ nhiệt độ. Trong trường hợp này, hãy tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng lượng bột giặt và quần áo cho đúng. Nếu bột giặt khó hoàn tan, bạn có thể hoà bột giặt với nước ấm không quá 40 độ C trước rồi cho vào máy giặt.
Khi máy giặt không vắt quần áo được: Hãy kiểm tra xem nắp máy giặt đã đóng kín chưa, ống xả nước có bị nghẹt không, máy có bị nghiêng không và đồ giặt của bạn có bị dồn về một phía trong thùng vắt không. Để giải quyết, bạn nên đậy kín nắp máy, điều chỉnh đồ giặt cho cân bằng, kê máy ngay ngắn và làm thông ống xả nước.
Máy giặt xả nước quá lâu: Có thể do ống xả nước chưa được nối kín hoặc do đã bị biến dạng. Hãy điều chỉnh lại cho đúng và điều chỉnh đoạn nối thêm của ống xả, không dài quá 3m.
Máy phát tiếng kêu quá ồn khi hoạt động: kiểm tra các chân đế xem máy có mất cân hay không. Thông thường quá trình vắt, lực ly tâm làm chuyển động mạnh, dễ làm máy bị dịch chuyển vị trí đặt máy.