Để biết được chiếc máy lạnh, điều hòa của gia đình bạn dự định mua tiêu tốn bao nhiêu lượng điện và có tiết kiệm điện không, điều này hoàn toàn có thể xem chỉ số COP dán trên máy lạnh sẽ giúp bạn phân biệt được giữa 2 loại máy lạnh cùng loại ta nên chọn loại nào.
COP (Coefficient Of Performance) là hệ số hiệu quả năng lượng, tương đương với hệ số làm lạnh ε và hệ số bơm nhiệt φ trong kỹ thuật lạnh của Việt nam. Để phân biệt hệ số làm lạnh và hệ số bơm nhiệt, khi tính COP người ta dùng thêm kí hiệu chỉ số là cooling khi tính cho mục đích làm lạnh và heating khi dùng cho mục đích gia nhiệt hay sưởi ấm.
COPcooling = Q0/N
Trong đó Q0 – Năng suất lạnh hữu ích thu được ở dàn bay hơi Q0 (kW)
N – Điện năng tiêu tốn (kW)
COPheating = COPcooling + 1 = Qk/N
Trong đó Qk – Năng suất nhiệt hữu ích thu được ở dàn ngưng tụ Qk (kW)
N – Điện năng tiêu tốn (kW)
Thông thường, khi bạn nhin thấy trên catalogue của các hãng sản xuất máy lạnh thì hệ số hieụe quả của máy lạnh luôn nằm ở mức tải 100%. bạn nên lưu ý, hệ số COP của máy càng cao thì mức độ tiết kiệm điện của máy càng nhiều.
Thường sử dụng COP tiêu chuẩn để so sánh. Nghĩa là đối với hệ thống lạnh 1 cấp thì nhiệt độ bay hơi là -150C, nhiệt độ ngưng tụ là +300C; với hệ thống lạnh 2 cấp, nhiệt độ bay hơi và ngưng tụ tương ứng là -350C và +350C; và hệ thống ĐHKK giải nhiệt gió là nhiệt độ trong nhà +270C và ngoài trời là +350C.
Với từng loại máy cụ thể, COP được xây dựng trong điều kiện và trên căn cứ các đặc tính kỹ thuật đặc trưng của nhà sản xuất. Điện Lạnh Trường Thịnh hy vọng với bài viết trên các gia đình có thể hiểu được chỉ số COP trên máy lạnh là gì và tầm quan trọng của COP khi đi mua máy lạnh.